Hôm nay guitarfc.com sẽ hướng dẫn các bạn 2 phương pháp đơn giản để giúp người mới tập chơi guitar luyện tai nghe âm nhạc nhanh nhất. Cách luyện tập này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi tìm hiểu và giữ lại những ý tưởng âm nhạc hay để phục vụ cho quá trình sáng tác nhạc, tương tác với các nhạc sĩ khác và ứng biến khi biểu diễn Guitar.
1. Phương pháp truyền thống
Thầy cô sẽ đánh một đoạn nhạc mẫu, học trò sẽ nghe và phân biệt cao độ của các nốt, quãng trầm/bổng. Thường hai bạn sẽ bắt cặp với nhau để kiểm tra kiến thức lẫn nhau, lớp học có khi được chia ra hai nhóm để xướng âm. Bạn được phát một đĩa Midi có những tracks sẵn để luyện nghe, và lặp lại cho đến khi thuần thục.
2. Phương pháp hiện đại
Nhờ công nghệ, bạn có thể download các ứng dụng về ear training , chọn chế độ tập luyện, và làm theo thời khóa biểu của chương trình. Ngày trước, tức là cách đây hơn chục năm, tìm kiếm beat còn khó khăn, mình thường phải tự hình dung một bài hát với tempo chậm lại, hoặc tự transpose bài hát. Hiện giờ bạn có thể làm điều đó với sự trợ giúp của chordify.net
Trang web Easy Ear Training có định hướng và gợi ý một số bài tập mẫu khá hữu ích.
1. Chọn đề tài
Nhận biết quãng
Nhận biết hợp âm, bước chuyển hợp âm
Nhận biết thang âm
Ứng tấu
Tập luyện tiết tấu
Kí xướng âm
Rèn luyện tai nghe bằng nhạc guitar
Nhận biết tần số âm thanh
Nhận biết hiệu ứng âm thanh
Rèn luyện tai nghe thông qua nhạc mix
Nhận biết cao độ chuẩn
Trang này đưa ra lời khuyên: Đừng rèn luyện tai nghe với thể loại nhạc mà bạn không thích. Một sự áp đặt, gò ép sẽ khiến bạn mau nản và bất mãn.
Mỗi người có một dòng nhạc yêu thích và nhu cầu luyện tập riêng. Nhạc cổ điển là một thể loại chuẩn mực để rèn luyện kĩ thuật, quãng, thang âm, nhưng nếu bạn không phải con người của nhạc cổ điển, hãy mạnh dạn chọn giai điệu gần gũi với mình hơn để rèn luyện tai nghe.
Trong quá trình luyện tập, bạn sẽ tự phát hiện ra thế mạnh của mình. Bạn có thể tìm một người hướng dẫn để tư vấn, định hướng chọn bài luyện tập, nhưng hãy luôn hướng tới phát huy dòng nhạc mình yêu thích. Bởi một khi bạn có sự đồng cảm với giai điệu đó, bạn mới có thể tiếp thu tốt.
2. Lên kế hoạch luyện tập
Cũng giống như bất kì một bản kế hoạch nào khác, bạn cần phải nghĩ tới:
– Mục tiêu của bạn là gì: Ứng tấu? Biểu diễn cùng các nghệ sĩ khác? Chơi nhạc diễn cảm hơn?
– Xác định vị trí hiện tại của mình: Vấn đề nào bạn đang gặp phải? Bạn có khó khăn gì trong việc tập nhạc?
– Xác định mô hình luyện tập mà mình thấy hứng thú, có thể là xướng âm, nhận biết nốt, hoặc là chơi nhạc cụ.
– Việc rèn luyện tai nghe sẽ hỗ trợ bạn như thế nào để bạn đến gần với mục tiêu hơn mà vẫn cảm thấy hăng hái?
Từ đó, bạn xác định mức độ thường xuyên mà bạn muốn luyện tập, thời gian luyện tập (Nếu bạn dễ buồn ngủ khi phải học lí thuyết, có thể chọn thời lượng học khoảng 20 phút cho môn tiết tấu xen kẽ với 15 phút để học kí xướng âm) hình thức luyện tập (học một mình hoặc học với những người khác), thiết kế bài tập phù hợp với dòng nhạc bạn yêu thích (ví dụ mình thích mellow music và nhạc acoustic, như vậy mình sẽ không tập tiết tấu theo một bản drum của rock)
Với sự trợ giúp phù hợp của công nghệ (Nếu bạn luôn kè kè điện thoại bên mình, có thể một vài ứng dụng cho điện thoại, có chế độ reminder sẽ giúp nhắc nhở bạn duy trì tập luyện. Nếu bạn thích đọc hiểu tường tận trước khi bắt đầu, một trang web có hướng dẫn cặn kẽ sẽ tốt hơn là ứng dụng trên điện thoại, vốn nhiều hạn chế về nội dung đọc hiểu.)
Bạn có thể luyện tập tai nghe từ ngay bây giờ, dù đang ở bất kì cấp độ nào. Phần còn lại trang web có một số mẫu để thực hành và chỉ dẫn cụ thể hơn.
Khi nào bạn luyện tập xong, đừng quên inbox hoặc comment cho mình nhé!
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo qua trang này http://www.musictheory.net/exercises/ear-note cũng là một ứng dụng giúp bạn luyện thêm kỹ năng nghe của mình được tốt hơn nhé!
Lưu ý “Customize”